Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Dân đổ xô trộm sưa di sản

Dân đổ xô trộm sưa di sản

Sau đúng một năm 3 cây sưa cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ ở Hung Trí thuộc vùng lõi di sản Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) thì ngày 18/4 người dân một số xã vùng đệm di sản xôn xao trước tin thêm 2 cây gỗ sưa tiền tỷ nữa được phát hiện và đốn hạ không thước tiếc. Người dân lại đổ vào rừng mót sưa, nhiều tay giang hồ liên kết thành băng nhóm để trấn cướp sưa.





Hạ sưa là thợ săn trộm


Người dân các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch (Bố Trạch) ở cửa ngõ di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đang bàn tán xôn xao trước việc hai cha con ông Ng ở Trằm Mé, xã Sơn Trạch cùng một người vùng Hạ Vàng xã Sơn Trạch đi bẫy trộm thú giữa rừng đã phát hiện hai cây sưa cổ thụ và đốn hạ rồi bán kiếm lợi hàng chục tỷ đồng.


Trước thực hư câu chuyện, chúng tôi tìm về thôn Trằm Mé. Làng chia thành hai khóm, khóm Trằm nằm bên sông Son, khóm Mé phải qua lượt đò nữa trên sông Chày. Chúng tôi phải qua hai chuyến đò trên sông Son và sông Chày mới tiếp cận được vùng Mé, nơi cha con ông Ng được người dân cho là đã trúng hai cây sưa. Về lai lịch người đàn ông này, dân làng cho rằng, đây là thợ săn trộm lão luyện trong rừng Phong Nha-Kẻ Bàng.


Ng là người đánh bẫy từ thú móng lớn đến thú bộ guốc, từ khỉ đến chồn, từ sóc đến chim. Bẫy được thú rừng, Ng đánh tiếng cho người thân quen dưới Hạ Vàng lên mua và chở về qua đường sông bằng cách ngụy trang như đò dân đi bứt lá về cho trâu bò hoặc bứt lá làm mái nhà, có khi vớt rong rêu đầy thuyền để ngụy trang.


Dân đổ xô trộm sưa di sản


Người dân chở nhau đi trên đường Hồ Chí Minh để xâm nhập vào rừng Kẻ Bàng nhằm tìm kiếm sưa.


Trằm Mé là nơi có hơn 100 người từng làm lâm tặc hoặc con em lâm tặc rửa tay gác rìu rựa từ bỏ cuộc đời trầm luân phá rừng để trở về đời thường bằng cách tham gia đội chụp ảnh tại động Phong Nha hoặc động Thiên Đường. Mỗi lần làng, xã phát động các hộ gia đình ký cam kết, Trằm Mé đều tham gia ký toàn bộ dân làng.


Thế nhưng với gia đình Ng, một người dân đề nghị dấu tên kể: “Họ ở khác xa với xóm làng, ký cam kết cho vui chứ cha con Ng vẫn vào rừng bẫy trộm của rừng di sản, lần đi ngắn thì một tuần, lâu thì cả hai tháng. Cha đi thì hai đứa con lớn cũng đi, khi hàng nhiều thì huy động thằng con út mới học lớp năm đã bỏ học vô rừng phụ việc. Lần này ông Ng cùng thằng út vô rừng với người dưới Hạ Vàng được hai cây sưa đó”.


Chúng tôi được ông Trần Văn Tền, Bí thư chi bộ Trằm Mé dẫn vào nhà của Ng, con trai cả Ng tiếp đón, nói bố đi vắng theo đàn dê, phải chiều tối mới về. Nhưng thực chất, Ng vừa mới qua đò từ xuôi lên và đang say rượu, nằm trong nhà ngủ. Trong khi đó, đứa con út của Ng thấy khách lạ đã vào vườn phía sau chạy trốn.


Ông Tền cho biết, cũng nghe người dân nói nhà Ng trúng sưa rất lớn. Trong khi đó, ông Nguyễn Công Trứ, Chủ tịch xã Sơn Trạch thì nói cũng có nghe dư luận như thế nhưng cũng chưa biết rõ hơn được.


Dân đổ xô trộm sưa di sản


Một ít gỗ sưa tại Trằm Mé.


Giới thạo sưa trong vùng cho biết, cha con ông Ng cũng người dưới Hạ Vàng được một cây có đường kính hơn 30cm, cao khoảng 20m ở vùng Đại Ả, cách hang Tám Cô chừng gần 2 giờ đi bộ, số gỗ của cây này đốn hạ khoảng 3 tạ. Đây là cây sưa đã chết, rỗng ruột, Ng hô giá cao nên chưa bán được nhiều. Một cây khác, cũng từ ba nhân vật săn trộm chuyên nghiệp này phát hiện ở vùng giữa động Thiên Đường với đường 20, đi hướng tây khoảng ba tiếng đồng hồ, được người dân địa phương gọi tuyến Đại Cáo, đây là cây sưa cổ thụ, còn nguyên cành lá tươi rói nhưng hiện đã được đốn hạ, đào bật cả gốc.


Sưa về xuôi như thế nào?


Một người quen của chúng tôi ở Trằm Mé cho biết, ông Ng sau khi trúng sưa đã thông qua cò mồi vùng Phúc Trạch nhờ dẫn mối bán cho các đầu nậu gỗ ở Đồng Hới. Ng phải đồng ý để một nậu gỗ sưa tại Đồng Hới giữ lại làm tin trong một khách sạn gần một tuần sau khi cho chủ nậu này xem ảnh hai cây sưa chụp lại từ điện thoại.


Sau khi thỏa thuận giá cả, các giao dịch thành công, Ng mới được cho về và thỏa thuận không được tiết lộ nhằm tránh bị “bể” như ba cây sưa bị hạ ở Hung Trí vào tháng 4/2012. Tuy nhiên mọi việc đã không như thỏa thuận vì đứa con út của Ng sau khi được chia tiền tỷ, đã vung tay đãi bạn bè và hồ hởi kể nên việc trúng sưa và cả làng đều biết.


Việc Ng trúng sưa không chỉ người làng hoặc người các xã kháo nhau, mà giới gùi thuê ở Trằm Mé cũng xác nhận họ đã gùi thuê cho thương lái ở Đồng Hới lên mua.


Một phu gùi thuê là người quen kể cho chúng tôi rằng: “Chủ gỗ dưới Đồng Hới lên với một đoàn bảo kê đông đảo, họ bí mật vào rừng theo dẫn đường của con ông Ng, vào tận cội ngã giá xong là cho cưa xẻ, có bảo vệ đông lắm, chừng hai chục người, cây tươi chia ra thành 35 gùi gỗ, có gùi thành phác rất đẹp, tui gùi được hai gùi, họ cho cũng khá tiền. Gỗ gùi về vùng Mé, tập kết một lúc ở nhà Ng sau đó cho chở về xuôi bằng đò”. Cách thức chở gỗ sưa khai thác lậu được kể là vượt sông Chày, qua sông Son, rồi về sông Gianh, sau đó được đón lõng để tẩu tán.


Lần thứ ba trúng sưa?


Chúng tôi về Trằm Mé, qua đò, người dân rỉ tai kể đây không phải là lần đầu tiên trong năm 2013 người ở Sơn Trạch trúng sưa, mà trước đó đã có hai lần. Lần đầu tiên là cuối tháng 2/2013 tại đoạn sông Son qua thôn Na và thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, một số người đánh bắt cá bất ngờ vớt được khoảng 12 phách gỗ sưa với giá trị ước đến hàng tỷ đồng. Số gỗ sưa này theo lời mô tả của nhiều người dân ở thôn Na và thôn Phong Nha có chiều dài trung bình khoảng 2m, rộng khoảng 0,2m, dày gần 0,15m. Lần thứ hai là người Trằm Mé, với bốn cá nhân vào rừng đặt bẫy đã phát hiện một cây sưa lớn đã chết liền cho đốn hạ và bí mật bán trót lọt.


Thông tin cha con ông Ng bán hai cây sưa giá bao nhiêu hiện không tiết lộ, bà Hoàng Th. Ng, vợ ông Ng đi nói với xóm làng là trúng không mấy, đủ để tô lại căn nhà. Nhưng giới thạo sưa cho rằng, hai cây sưa mà cha con ông Ng trúng, nó có giá không dưới 15-20 tỷ đồng.


Dân đổ xô trộm sưa di sản


Đường làng Trằm Mé vắng ngắt vì theo người dân nói trai tráng đa số vô rừng mót sưa.


Trước thông tin về việc người dân lại vào rừng Kẻ Bàng bắt thú, trộm sưa, ông Hoàng Hải Vân, Phó giám đốc VQG Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết đã triển khai các lực lượng chốt chặn mọi ngã để không cho người dân vào gây mất trật tự an ninh trong rừng.


Ông Nguyễn Hữu Trí, Hạt phó Hạt kiểm lâm Phong Nha-Kẻ Bàng nói: “Đã nắm được tình hình người mà dư luận cho là chặt sưa và chuyển tên tuổi cho cơ quan công an, hiện đang cho một tổ 12 người vào các vùng rừng xác minh, tìm kiếm hiện trường nơi gỗ sưa bị chặt xem có hay không để tiến hành các biện pháp tiếp theo”. Trong khi đó tại tuyến du lịch động Thiên Đường, nhân viên du lịch ở đây cho biết, từ hôm 18/4 đến nay có hơn 100 đối tượng mang gùi xẻ đường vào đây và ra hai bên cánh gà của tuyến du lịch này để vào rừng tìm sưa, cá biệt có một số người chạy xe máy vào, bàn bạc và lôi kéo nhau lập băng nhóm để đón lỏng trấn cướp sưa nếu còn sưa gùi ra khỏi rừng.


Một thông tin khác chúng tôi mới nhận được, là trong chuyến truy quét lâm tặc ra khỏi rừng giữa tháng 4 vừa qua, kiểm lâm đã phát hiện có nhiều cây gỗ quý cao hàng chục mét, đường kính từ 0,5m đến gần 2m bị lâm tặc chặt phá. Tuyến tuần rừng của ông Nguyễn Hữu Trí đi vào vùng rừng tự nhiên của Phong Nha-Kẻ Bàng đã phát hiện 9 cây gỗ cổ thụ bị đốn hạ. Đây là tổn thất rất lớn cho đa dạng sinh học cũng như việc dư luận đặt câu hỏi, vì sao rừng di sản lại để lâm tặc đốn hạ gỗ như chốn không người?!


Theo 24h







Xem chi tiết: /xa-hoi/doi-song/2013/04/dan-do-xo-trom-sua-di-san/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NIỀNG RĂNG ĐẸP

Điều trị tủy răng Mảng bám răng (Dental plaque) hay còn gọi là bựa răng là một lớp màng quánh dính, không màu, bám trên bề mặt răng. Thành phần của nó bao gồm các loại vi khuẩn (sống và chết), protein của nước bọt, thức ăn thừa, đường (từ thức ăn). Hình thành khoảng 24h sau khi ăn …Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng, bất kể thành phần thức ăn của bạn trong ngày, tuy nhiên khi lượng đường pha chế trong thức ăn tăng thì tốc độ sinh ra mảng bám cũng tăng lên. Đó là vì vi khuẩn, cũng giống như con người, cần có thức ăn để tồn tại và đường chính là thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng.

Hình tổng quát và Mảng bám răng nhìn dưới kính hiển vi điện tử
Vi khuẩn tiêu hoá đường và thải ra acid. Chính lượng acid này là nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, bởi vì nó làm tiêu huỷ cấu trúc tinh thể can-xi của men răng và ngà răng, dần dần tạo ra lỗ sâu.

Vì khuẩn còn sử dụng trực tiếp các phân tử đường (Dextran) để liên kết với nhau trong mảng bám, từ đó phát triển dần kích thước của mảng bám. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1 mg mảng bám (bằng kích thước một đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Mảng bám răng thường được tập trung ở cổ răng, là nơi tiếp giáp giữa răng và lợi, hoặc ở kẽ răng, là những nơi mà bàn chải không “với tới”. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn thì chúng sẽ kích thích, gây viêm lợi. Lợi sẽ trở nên sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Có thể coi chảy máu lợi (hay còn gọi là chảy máu chân răng) là dấu hiệu đầu tiên thông báo rằng lợi của bạn có vấn đề.

Khi mảng bám còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng (Dental calculus, tatar) là gì?
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.
Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để tồn tại lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng.

Cao răng c ó hai loại là Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh

1 cao răng thường. 2 cao răng huyết thanh
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. sóng siêu âm tần số 25kHz cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt

Đánh bóng có tác dụng gì?
Những người có hút thuốc lá và có hiện tượng răng xỉn đi là do lớp cao răng mỏng bám xung quanh thân răng bị khói thuốc ám vào. Lâu ngày biến thành màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Đánh bóng bề mặt lấy đi lớp cao răng này và hơn nữa làm nhẵn bóng bề mặt răng. Bề mặt răng nhẵn bóng làm chậm quá trình lắng đọng thức ăn và vi khuẩn vì thế làm trì hoãn quá trình hình thành cao răng.

Ý nghĩa và cách dùng chỉ tơ nha khoa
Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Số chất bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi.

Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao nhất.

Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Chú ý đặc biệt ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.
Chải răng đúng cách

(từ khóa: lay cao rang, lấy cao răng, lay cao rang co dau khong, lấy cao răng có đau không? lay cao rang co hai gi khong, lấy cao răng cso hại gì không? phòng khám lấy cao răng tốt nhất, phòng khám lay cao rang tot nhat, lay cao rang o ha noi, lấy cao răng ở hà nội, lay cao rang o dau tot nhat, lấy cao răng ở đau tốt nhất…)