Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam

Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam

Những câu chuyện này khiến các bác sĩ cũng phải ngạc nhiên.


1. Cụ bà 3 lần bật nắp quan tài sống lại


Vào năm 2006, cụ bà Lê Thị Chênh, sống tại xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa gặp một trận ốm nặng. Cụ không ăn uống gì, vài ngày sau tim cụ ngừng đập. Cả nhà cụ bảo nhau đi lo hậu sự nhưng khi mọi việc đã xong xuôi cụ Chênh bỗng dưng ngồi dậy, ngơ ngác nhìn con cháu đang khóc lóc thảm thiết.


Khi nhìn thấy cụ dậy, cả nhà sợ hãi và cho rằng đó là ma. Cụ Chênh hỏi: “Các con làm chi mô?” thì mọi người xúm lại nắm tay cụ rồi mới hết sợ. Cũng từ đó, cụ sống khỏe mạnh thêm 4 năm nữa mà không đau ốm bệnh tật gì.


Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam


Cụ bà Lê Thị Chênh.


Lần thứ 2 xảy ra khi cụ Chênh bước sang tuổi 97. Khi con cháu cụ đi làm đồng về thấy cụ đang nằm trên giường, tưởng cụ mệt nên không ai dám làm phiền. Đến bữa, cô con dâu mang cháo lên thì thấy cụ đã tắt thở, chân tay lạnh ngắt, 2 mắt nhắm và tim ngừng đập.


Mọi người trong gia đình bèn chuẩn bị tang lễ, mọi việc chuẩn bị chu đáo tới giờ nhập quan thì không thấy cụ đâu cả. Đúng lúc mọi người chuẩn bị đi tìm kiếm thi thể thì một đứa trẻ chỉ tay xuống gầm giường: “Bà kia kìa!” Mọi người vội vàng đưa cụ bà Chênh ra thì thấy cụ bà mở mắt tỉnh bơ.


Lần thứ 3 xảy ra vào ngày 1/7/2012. Lúc này cụ đã 99 tuổi, đi lại khó khăn, sức khỏe đã giảm đi khá nhiều, cụ không còn thường xuyên trò chuyện với con cháu nữa. Đêm nào cụ cũng thức trắng đêm rồi đến một ngày mọi người lại thấy cụ không còn thở. Chính tay chị Lắm, cô con dâu trưởng đã bỏ muối, gạo vào miệng cụ.


Khi chị Lắm đang đi pha nước lau người lần cuối cho cụ thì bất thình lình chị nghe thấy một câu: “Mặn lắm! Cho tao ly nước”. Lúc đầu chị cho rằng người mệt mỏi nên nghe nhầm. Khi nhìn xuống khuôn mặt cụ, thấy miệng cụ lẩm bẩm một lần nữa: “Mặn…cho tao nước!” thì chị Lắm mới chạy ra sân la toáng lên: “Bà… bà sống, bà… sống lại rồi!”.


Việc 3 lần trở về từ cõi chết của cụ bà Lê Thị Chênh cũng khiến cho vị bác sĩ nhiều năm trong nghề phải ngạc nhiên.


2. Cụ bà chết trôi sông suốt 5 giờ bỗng sống dậy


Đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Dí, 69 tuổi sống tại ấp 1, xã Đông Thạch, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Vào khoảng 3h ngày 10/7/2010, chị Vân, con bà Dí không thấy mẹ dậy sớm, tắm rửa cho đàn bò sữa như mọi khi. Đến 6h, hàng xóm cho biết có người chết trôi ở sông Rộng Lớn. Mãi đến tận hơn 8h, thấy đám con cháu chạy về thông báo bà Dí chết.


Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam


Bà Dí kể lại giây phút bị thần chết vồ hụt.


Xác bà Dí xen lẫn đám lục bình, thỉnh thoảng có những chiếc ghe chạy ngang qua do thiếu quan sát đã cán ngang qua khiến cơ thể bà Dí chìm xuống dưới nước. Tính từ thời điểm bà bị dìm xuống nước lúc 3h sáng đến khi được đưa lên bờ để khám nghiệm thì bà đã ngụp lặn trong nước hơn 5 tiếng đồng hồ.


Khi được đưa lên khỏi mặt nước, dùng các biện pháp hô hấp nhưng không phát hiện bà có triệu chứng sặc nước. Tức là trong suốt thời gian bà bị dìm xuống nước, bà không thở, vẫn không uống một ngụm nước. Nghĩ bà đã chết, mọi người đặt chiếc chiếu mới lên người bà. Đột nhiên, tay bà cựa quậy, mắt mở to, ngồi bật dậy nhìn xung quanh.


Và sau đó, bà Dí vẫn không có bất cứ một biểu hiện nào khác lạ. Hàng ngày, bà vẫn đủ sức khỏe giúp con cháu chăm sóc đàn bò sữa, làm việc nhà lặt vặt.


3. “Chết” rồi sống lại, cụ bà “biến” thành… người khác


Đó là chuyện xảy ra với cụ bà Trần Thị Sương, sống tại ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh cách đây 40 năm. Hôm đó, cụ đi làm đồng về thấy người hơi mệt nên lên phòng nằm nghỉ. Đến khoảng 7h tối, cụ thấy trong người khó chịu và cố gắng gọi người nhà nhưng không ai nghe thấy.


Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam


Đến giờ ăn cơm, con cụ vào phòng thì thấy cụ nằm bất động, toàn thân lạnh toát. Mọi người cho rằng cụ Sương đã chết và 11 tiếng sau gia đình tiến hành làm lễ nhập quan cho cụ. Rạng sáng hôm sau, khi mọi người chuẩn bị đưa cụ vào quan tài thì thấy mắt cụ hé mở và có tiếng thở nhẹ nhàng.


Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam


Cụ Sương ngồi bật dậy và ngơ ngác nhìn con cháu. Thấy mọi người hoảng sợ thì cụ nói: “Tao có chết đâu mà tụi bay bỏ chạy!” Rồi cụ bước ra khỏi quan tài và đến với con cháu.


Sau khi sống lại, tâm tính của cụ Sương thay đổi hoàn toàn. Cụ có nhiều biểu hiện khác lạ đến mức bản thân cụ còn không nhận ra chính mình nữa. Căn bệnh viêm xoang phế quản đeo bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Ngày trước cụ viết chữ rất xấu nhưng sau đó chữ cụ lại trở nên rất đẹp.


Theo lời cụ, mình được “tái sinh” là nhờ gặp một vị Chơn Linh dặn dò: “Vận mệnh của bà chưa thể đoạn tuyệt được với cõi trần gian. Cần phải trở về để làm nhiều việc nghĩa hiệp, giúp người”. Sau khi sống lại, những việc nhà, cụ không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng cụ cũng phó mặc cho con cháu. Hàng ngày, cụ đem gần hết thì giờ riêng tư lo các hoạt động từ thiện.


4. Thanh niên “chết đi sống lại” ở Bến Tre


Câu chuyện của anh Trần Hoàng Nam, 29 tuổi, ngụ tại ấp Phú Tường, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre làm nghề thợ hồ khiến nhiều người xôn xao.


Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam


Anh Trần Hoàng Nam.


Mọi người kể rằng, Nam đã chết và được khâm liệm nhưng 2 ngày sau bỗng dưng nắp quan tài bật ra và anh tỉnh dậy. Anh Nam kể lại, ngày 29/3 khi đang sơn cửa cho một ngôi nhà ở tầng 3 trên đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM thì bị rơi từ tầng 3 xuống mái tôn của kho vật liệu xây dựng.


Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam


Giấy ra viện của anh Nam.


Ngày 4/4, khi nhận thấy khả năng sống của con quá thấp và được sự đồng ý của bác sĩ, gia đình đưa anh Nam về quê. Vào 23h, anh về nhà trong tình trạng ý thức được những gì diễn ra xung quanh nhưng sức khỏe tiếp tục xấu đi. Đến 10h45 sáng 5/4, anh Nam bỗng dưng ngồi dậy trong sự kinh ngạc của gia đình và người thân, rồi bước xuống giường, đi đốt nhang trên tất cả các bàn thờ trong nhà.


Bí ẩn những người chết đi sống lại ở Việt Nam


Cha anh Nam đang kể lại chuyện con mình tỉnh lại.


Anh Nam cho biết, anh chưa có ý định đi khám trở lại và cũng không hiểu vì sao mình bình phục. Hiện tại, anh đang tìm một công việc khác để làm bởi đã sợ nghề cũ.


​Theo NTD





Xem chi tiết: /xa-hoi/doi-song/2013/06/bi-an-nhung-nguoi-chet-di-song-lai-o-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NIỀNG RĂNG ĐẸP

Điều trị tủy răng Mảng bám răng (Dental plaque) hay còn gọi là bựa răng là một lớp màng quánh dính, không màu, bám trên bề mặt răng. Thành phần của nó bao gồm các loại vi khuẩn (sống và chết), protein của nước bọt, thức ăn thừa, đường (từ thức ăn). Hình thành khoảng 24h sau khi ăn …Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng, bất kể thành phần thức ăn của bạn trong ngày, tuy nhiên khi lượng đường pha chế trong thức ăn tăng thì tốc độ sinh ra mảng bám cũng tăng lên. Đó là vì vi khuẩn, cũng giống như con người, cần có thức ăn để tồn tại và đường chính là thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng.

Hình tổng quát và Mảng bám răng nhìn dưới kính hiển vi điện tử
Vi khuẩn tiêu hoá đường và thải ra acid. Chính lượng acid này là nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, bởi vì nó làm tiêu huỷ cấu trúc tinh thể can-xi của men răng và ngà răng, dần dần tạo ra lỗ sâu.

Vì khuẩn còn sử dụng trực tiếp các phân tử đường (Dextran) để liên kết với nhau trong mảng bám, từ đó phát triển dần kích thước của mảng bám. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1 mg mảng bám (bằng kích thước một đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Mảng bám răng thường được tập trung ở cổ răng, là nơi tiếp giáp giữa răng và lợi, hoặc ở kẽ răng, là những nơi mà bàn chải không “với tới”. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn thì chúng sẽ kích thích, gây viêm lợi. Lợi sẽ trở nên sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Có thể coi chảy máu lợi (hay còn gọi là chảy máu chân răng) là dấu hiệu đầu tiên thông báo rằng lợi của bạn có vấn đề.

Khi mảng bám còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng (Dental calculus, tatar) là gì?
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.
Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để tồn tại lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng.

Cao răng c ó hai loại là Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh

1 cao răng thường. 2 cao răng huyết thanh
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. sóng siêu âm tần số 25kHz cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt

Đánh bóng có tác dụng gì?
Những người có hút thuốc lá và có hiện tượng răng xỉn đi là do lớp cao răng mỏng bám xung quanh thân răng bị khói thuốc ám vào. Lâu ngày biến thành màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Đánh bóng bề mặt lấy đi lớp cao răng này và hơn nữa làm nhẵn bóng bề mặt răng. Bề mặt răng nhẵn bóng làm chậm quá trình lắng đọng thức ăn và vi khuẩn vì thế làm trì hoãn quá trình hình thành cao răng.

Ý nghĩa và cách dùng chỉ tơ nha khoa
Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Số chất bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi.

Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao nhất.

Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Chú ý đặc biệt ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.
Chải răng đúng cách

(từ khóa: lay cao rang, lấy cao răng, lay cao rang co dau khong, lấy cao răng có đau không? lay cao rang co hai gi khong, lấy cao răng cso hại gì không? phòng khám lấy cao răng tốt nhất, phòng khám lay cao rang tot nhat, lay cao rang o ha noi, lấy cao răng ở hà nội, lay cao rang o dau tot nhat, lấy cao răng ở đau tốt nhất…)