Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Bia sờ… “rồng lên”

Bia sờ… “rồng lên”

Bia sờ... rồng lên


Đố mọi người hiểu được dòng chữ "17/8 8.30 p.m BIAS BB!" có nghĩa là gì?


Ngày đầu nhận việc, sếp thân mật dặn dò tôi:


- Làm thư ký cho tôi mà tốt và trung thành ngoài việc được trả lương cao, sau ba năm sẽ còn được bố trí du học như cậu thư ký trước. Việc không nhiều lắm, tuy vậy có một việc phải nhớ, chớ coi thường!


Ông nhấn mạnh:


- Đó là, trong ngày có ai nhắn – gặp – hẹn – bàn việc gì, cậu ghi vào cuốn mé-sệt nâu-tờ-búc này – đoạn ông chỉ vào một cuốn sổ đóng bọc cẩn thận, trên bìa có ghi nắn nót “Message, Notebook” và tiếp tục – Tôi trăm công nghìn việc nhớ không xuể, nên cuối giờ hằng ngày tôi sẽ lấy ra xem để nhớ mà làm.


- Tưởng việc gì, dễ ẹc – tôi nghĩ thầm.


Sếp đột nhiên lên giọng:


- Cậu phải tuân thủ theo đúng phương châm 4 chữ ét-sờ.


Tôi định lấy bút ra ghi nhưng sếp khoát tay ra hiệu khỏi cần, đoạn ông uốn giọng véo von:


- Sót, sờ-uýt, sai-ơn, si-cờ-rít (Short, Sweet, Science, Secret).


- Mẹ kiếp! Ông này sính chữ Tây thật, chắc copy ở đâu đây – tôi thầm nghĩ.


- Tôi nghĩ ra phương châm 4 chữ ét-sờ đó và Việt hóa là… – ông cắt ngang suy nghĩ của tôi – ngắn gọn, dễ hiểu, khoa học, kín đáo.


Ông dừng lại một chút, tay xoa xoa bụng rồi giải thích thêm:


- Có vậy người ngoài vô tình đọc cũng khó mà biết được nội dung.


Ngừng lại một chút, nhấp một ngụm nước khoáng, sếp cao giọng:


- Tiện đây tôi kiểm tra cái cờ-le-vơ (clever) của cậu luôn, xem độ thông minh của cậu đến đâu nhé, ô-kê?


Mồm nói, tay ông giở đại một trang của cuốn sổ ghi chép thông báo nhắn tin đó, rồi chỉ bừa vào một dòng:


- Đây luận đi!


Tôi liếc nhanh vào thấy có ghi nguyên văn như sau: "17/8 8.30 p.m BIAS BB!". Tôi thầm nghĩ: Mấy con số đầu là chỉ ngày tháng đây, pi-em-mờ (pm) – buổi chiều tối, bai-ợt-sơ (BIAS) nghĩa là gì nhỉ?


Đầu óc tôi căng lên:


- "À, trong từ điển loại bỏ túi Oxford 46 nghìn từ, BIAS có nghĩa là – sự thiên lệch, thành kiến hoặc sự báo cáo sai kết quả thống kê. Đúng! Còn bi-bi (BB) chắc là viết tắt của hai chữ BIG BOSS – sếp bự. Ngon ăn quá!".


Đoạn lấy vẻ mặt bình thản, tôi rụt rè lên tiếng:


- Dạ thưa anh! Em luận như sau: Ngày 17 tháng 8, 8 giờ rưỡi tối, họp bàn về báo cáo sai con số thống kê, có cấp trên về dự.


- Mẹc-xà-lù!


Ông đệm một câu chửi đổng bằng ngôn từ phi mẹ đẻ ngữ và phá lên cười hích hích:


- Tớ sổ toẹt vào mấy cái bằng đại học của cậu! Đúng là ngựa non háu đá. Cái cách giải thích của cậu chỉ để nói với bà xã của tớ hoặc với đoàn thanh tra mà thôi. Cậu chỉ đúng đoạn ngày, giờ còn sau thì roong (Wrong) hết.


Ông lại cười hềnh hệch:


- Nghe đây! Bờ-i-a-sờ không phải là báo cáo sai báo cáo đúng gì hết mà là bia sờ, tớ đặt thay cho từ bia ôm mà lâu nay vẫn dùng. Nghe hơi thô một chút nhưng kín đáo hơn. Vả lại ôm với sờ nghĩa cũng rứa cả.


Nghe đến đây tôi suýt ngã ngửa ra, nhưng ông vẫn tiếp tục, không để ý đến sự ngạc nhiên của tôi:


- Còn hai chữ bờ không có ông lớn ông bé gì đâu mà ám chỉ quán bia ôm mụ Xuyến béo. "Xuyến" là từ Hán nôm của từ "Bướm", vậy tên mụ dịch ra tiếng Anh là Bích Bát-tơ-phờ-lai (Big Butterfly) viết tắt là bờ-bờ (BB), hiểu chưa? Mô-đen hơn, trí thức hơn, đúng không? Pho-rin lăng-guýt (Forgein language) mà.


Chưa hết ngạc nhiên, tôi còn gặng hỏi vớt vát:


- Thế còn dấu chấm than?


Sếp tiếp tới luôn:


- Bên xí nghiệp than họ mời.


- À! – tôi lẩm bẩm một mạch – Ngày 17 tháng 8, 8 giờ rưỡi tối bia sờ bướm to Than mời – Tuyệt! Bốn chữ ét-sờ tuyệt vời.


Sếp đắc chí kết luận:


- Còn giăng-síp (Young sheep) lắm! Cầm lấy cuốn sổ này, mai cho nghỉ cả ngày nghiên cứu học kinh nghiệm. Có gì không hiểu cứ hỏi.


Đoạn ông ra lệnh:


- Bây giờ vào thực tập việc này ngay! Bút! Xong chưa? Ghi!


Ông ề à đọc:


- Hôm nay ngày tám tháng chín nhỉ? Cậu chuyển ngày tháng ra số, tám pi-em-mờ, bia-sờ, rồng lên, chấm – ghi bằng dấu chấm thôi!


(Ngày hôm sau, tôi được biết ông giám đốc xí nghiệp Nước Chấm đã chi hết hơn một năm lương của một công nhân bậc 4 vào nhà hàng Thăng Long cho buổi tối vui vẻ đó).


Theo 24h





Xem chi tiết: /la-vui/hai-huoc/2013/06/bia-so-rong-len/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NIỀNG RĂNG ĐẸP

Điều trị tủy răng Mảng bám răng (Dental plaque) hay còn gọi là bựa răng là một lớp màng quánh dính, không màu, bám trên bề mặt răng. Thành phần của nó bao gồm các loại vi khuẩn (sống và chết), protein của nước bọt, thức ăn thừa, đường (từ thức ăn). Hình thành khoảng 24h sau khi ăn …Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng, bất kể thành phần thức ăn của bạn trong ngày, tuy nhiên khi lượng đường pha chế trong thức ăn tăng thì tốc độ sinh ra mảng bám cũng tăng lên. Đó là vì vi khuẩn, cũng giống như con người, cần có thức ăn để tồn tại và đường chính là thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng.

Hình tổng quát và Mảng bám răng nhìn dưới kính hiển vi điện tử
Vi khuẩn tiêu hoá đường và thải ra acid. Chính lượng acid này là nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, bởi vì nó làm tiêu huỷ cấu trúc tinh thể can-xi của men răng và ngà răng, dần dần tạo ra lỗ sâu.

Vì khuẩn còn sử dụng trực tiếp các phân tử đường (Dextran) để liên kết với nhau trong mảng bám, từ đó phát triển dần kích thước của mảng bám. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1 mg mảng bám (bằng kích thước một đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Mảng bám răng thường được tập trung ở cổ răng, là nơi tiếp giáp giữa răng và lợi, hoặc ở kẽ răng, là những nơi mà bàn chải không “với tới”. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn thì chúng sẽ kích thích, gây viêm lợi. Lợi sẽ trở nên sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Có thể coi chảy máu lợi (hay còn gọi là chảy máu chân răng) là dấu hiệu đầu tiên thông báo rằng lợi của bạn có vấn đề.

Khi mảng bám còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng (Dental calculus, tatar) là gì?
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.
Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để tồn tại lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng.

Cao răng c ó hai loại là Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh

1 cao răng thường. 2 cao răng huyết thanh
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. sóng siêu âm tần số 25kHz cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt

Đánh bóng có tác dụng gì?
Những người có hút thuốc lá và có hiện tượng răng xỉn đi là do lớp cao răng mỏng bám xung quanh thân răng bị khói thuốc ám vào. Lâu ngày biến thành màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Đánh bóng bề mặt lấy đi lớp cao răng này và hơn nữa làm nhẵn bóng bề mặt răng. Bề mặt răng nhẵn bóng làm chậm quá trình lắng đọng thức ăn và vi khuẩn vì thế làm trì hoãn quá trình hình thành cao răng.

Ý nghĩa và cách dùng chỉ tơ nha khoa
Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Số chất bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi.

Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao nhất.

Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Chú ý đặc biệt ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.
Chải răng đúng cách

(từ khóa: lay cao rang, lấy cao răng, lay cao rang co dau khong, lấy cao răng có đau không? lay cao rang co hai gi khong, lấy cao răng cso hại gì không? phòng khám lấy cao răng tốt nhất, phòng khám lay cao rang tot nhat, lay cao rang o ha noi, lấy cao răng ở hà nội, lay cao rang o dau tot nhat, lấy cao răng ở đau tốt nhất…)