Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Những uẩn khúc sau cái chết bất thường của cháu bé 1 tuổi

Những uẩn khúc sau cái chết bất thường của cháu bé 1 tuổi

Mặc dù gia đình không muốn nhắc lại câu chuyện về cái chết bất thường của bé Lê Khánh Linh (SN 16/01/2012) nhưng qua câu chuyện mà cán bộ địa phương, người dân kể lại thì đó là bài toán khó giải phía sau những uẩn khúc về cái chết của bé.


Thực chất bé Linh không bị bệnh bẩm sinh như gia đình nói


Sau khi nhận được thông tin “Cháu bé 1 tuổi tử vong bất thường sau khi được y tá tiêm thuốc”, chúng tôi tìm về thôn Hà Vĩ, Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội để tìm hiểu thực chất của sự “bất thường” ấy.


Dọc theo đường Tô Hiệu (phố Tía, Thường Tín) và khắp các thôn ở xã Lê Lợi, câu chuyện về cái chết của bé gái 1 tuổi và cô y tá tiêm thuốc cùng vị bác sĩ đã không trực tiếp thăm khám bệnh nhân, vẫn đang “nóng” nên không khó để chúng tôi tiếp cận được địa chỉ của các nhân vật đã nêu trong câu chuyện này.


Những uẩn khúc sau cái chết bất thường của cháu bé 1 tuổi


Ban thờ bé Lê Khánh Linh vẫn nghi ngút khói hương.


Ngôi nhà của chị Lương Thị Nguyệt (SN 1984, mẹ bé Khánh Linh), bầu không khí tang thương đang bao trùm. Hai vợ chồng chị Nguyệt mỗi người nằm một giường. Ai trong số họ cũng đều mệt mỏi sau sự ra đi không hẹn trước của đứa con gái út. Chị Nguyệt vẫn chưa tìm lại được nụ cười dù chỉ là nụ cười gượng, nét mặt lúc nào cũng ủ rũ. Tiếng nói của chị phải cố gắng lắm người đối diện mới nghe được.


“Cháu Linh có tiền sử bệnh phổi rồi. Sinh được ba con gái nhưng đứa nào cũng ốm đau, bệnh tật. Đứa lớn từ lúc mới sinh đã phải nuôi lồng kính vì sinh non”, chồng chị Nguyệt thở dài và không muốn nhắc lại câu chuyện về cái chết bất thường của con và chỉ muốn tìm lại sự bình yên cho gia đình mình.


Mang câu chuyện về bệnh lý của bé Khánh Linh hỏi những người hàng xóm thì chỉ nhận được những cái lắc đầu của họ. Theo đó, bé Linh chỉ thỉnh thoảng bị ho chứ không mắc bệnh gì từ nhỏ như lời bố cháu đã kể trước đó.


Theo hướng dẫn của người dân khi câu chuyện về cái chết bất thường không được gia đình “mở”, chúng tôi tìm tới ủy ban nhân dân xã. Bởi lẽ, sau khi bé Linh mất, gia đình đã làm đơn trình báo lên chính quyền địa phương để yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của bé.


Gia đình nạn nhân muốn rút đơn kiện sau cuộc thỏa thuận giữa hai bên


Theo một cán bộ xã (xin được giấu tên) kể lại: 14h ngày 14/6, chính quyền địa phương nhận được đơn trình báo của gia đình cháu Lê Khánh Linh với nội dung: “Muốn làm rõ nguyên nhân cái chết của cháu bé”. Phía công an xã, một mặt cử người xuống gia đình lập biên bản, một mặt báo cho công an huyện để có sự hỗ trợ, can thiệp vì sự việc mang tính chất nghiêm trọng liên quan tới tính mạng con người.


Khi công an xuống thì gia đình đã mang cháu ra nhà âm hồn của thôn và thi hài đã được nhập quan để chuẩn bị mang đi chôn. 3 người nhà của bác sĩ Phạm An Sơn (SN 1969, Tô Hiệu) hiện là Trưởng khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, nhân vật “tâm điểm” của sự việc, cũng có mặt tại đó.


Nhằm phục vụ cho công tác điều tra, công an yêu cầu giữ lại tử thi để làm khám nghiệm. Nhưng vì cháu còn nhỏ nên chị Nguyệt yêu cầu không khám nghiệm tử thi. Và gia đình đã viết thêm đơn từ chối việc khám nghiệm tử thi.


Những uẩn khúc sau cái chết bất thường của cháu bé 1 tuổi


Thực chất nơi bác sĩ Sơn thỉnh thoảng "hành nghề" là đại lý kinh doanh sữa.


Điều đáng nói ở đây, theo cán bộ xã Lê Lợi thì lúc 14h gia đình còn rất bức xúc khi đưa đơn trình báo nhưng chỉ sau đó ít giờ đồng hồ, sau khi thỏa thuận với gia đình bác sĩ Sơn thì gia đình chị Nguyệt lại có ý rút lại đơn và không muốn khiếu kiện gì???


“Tuy nhiên đây là một sự việc có tính chất nghiêm trọng và cơ quan chức năng đã nhận được đơn trình báo từ phía gia đình nạn nhân nên mọi sự việc phải được làm sáng rõ. Còn việc hai bên gia đình thỏa thuận, có bồi thường thiệt hại thì đó cũng chỉ là yếu tố nhằm giảm nhẹ tình tiết”, vị cán bộ xã cho biết.


Chị Lê Thị Nguyệt đã kể lại tường tận câu chuyện với cán bộ xã. Theo đó, trước khi sự việc xảy ra, bé Khánh Linh đã có biểu hiện bị ho và chị Nguyệt cũng nhiều lần lên nhà bác sĩ Sơn ở đường Tô Hiệu để mua thuốc.


6h30 sáng 13/6, chị Nguyệt đưa con đi tiêm. Tại thời điểm đó, bé Linh không bị sốt, nhiệt độ cơ thể vẫn duy trì là 37 độ. Lúc này, bác sĩ Sơn vẫn có nhà nhưng lại không trực tiếp thăm khám mà cử y tá Phạm Thị Huệ thử phản ứng thuốc. Sau khi y tá thử phản ứng thuốc xong, bác sĩ Sơn rời nhà. Và y tá Huệ đã tiến hành tiêm 3 lọ thuốc cho cháu bé. Bản thân chị Nguyệt cũng không nhớ rõ tên thuốc.


Ngay khi vừa tiêm xong thì cháu Linh có biểu hiện co giật, người tím tái. Hốt hoảng, y tá Huệ cùng chị Nguyệt đưa cháu lên khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín. Tại đây người cấp cứu trực tiếp cho cháu Linh chính là bác sĩ Sơn.


Có nhiều dấu hiệu bất thường nên bệnh viện đã chuyển cháu Linh lên bệnh viện Nhi Trung ương. 10h ngày 14/6, cháu Lê Khánh Linh tử vong.


Cũng theo lời cán bộ xã thì sau sự cố hôm đó đại diện gia đình có nói, bác sĩ Sơn bảo “nếu có vấn đề gì cứ liên lạc với tôi!!!”.


Chúng tôi tìm tới nhà bác sĩ Sơn thì thực chất đây là đại lý bán sữa Hương Sơn. Bác sĩ Sơn không mở phòng khám mà chỉ là có ai tới nhờ thì bác sĩ giúp. Y tá Phạm Thị Huệ là người nhà của bác sĩ Sơn, thỉnh thoảng tới hỗ trợ bác sĩ khi có người tới thăm khám. Từ sau khi xảy ra sự việc, y tá Huệ cũng không tới đây nữa và cũng thường xuyên không có mặt ở nhà. Bản thân bác sĩ Sơn, theo người bán hàng sữa ở đây thì cũng đang vắng nhà, ở cả bệnh viện cũng không có sự xuất hiện của bác sĩ.


Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ sự việc này để cung cấp tới độc giả những thông tin chính xác nhất về cái chết bất thường của bé Khánh Linh.


Theo NTD





Xem chi tiết: /xa-hoi/doi-song/2013/06/nhung-uan-khuc-sau-cai-chet-bat-thuong-cua-chau-be-1-tuoi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NIỀNG RĂNG ĐẸP

Điều trị tủy răng Mảng bám răng (Dental plaque) hay còn gọi là bựa răng là một lớp màng quánh dính, không màu, bám trên bề mặt răng. Thành phần của nó bao gồm các loại vi khuẩn (sống và chết), protein của nước bọt, thức ăn thừa, đường (từ thức ăn). Hình thành khoảng 24h sau khi ăn …Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng, bất kể thành phần thức ăn của bạn trong ngày, tuy nhiên khi lượng đường pha chế trong thức ăn tăng thì tốc độ sinh ra mảng bám cũng tăng lên. Đó là vì vi khuẩn, cũng giống như con người, cần có thức ăn để tồn tại và đường chính là thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng.

Hình tổng quát và Mảng bám răng nhìn dưới kính hiển vi điện tử
Vi khuẩn tiêu hoá đường và thải ra acid. Chính lượng acid này là nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, bởi vì nó làm tiêu huỷ cấu trúc tinh thể can-xi của men răng và ngà răng, dần dần tạo ra lỗ sâu.

Vì khuẩn còn sử dụng trực tiếp các phân tử đường (Dextran) để liên kết với nhau trong mảng bám, từ đó phát triển dần kích thước của mảng bám. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1 mg mảng bám (bằng kích thước một đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Mảng bám răng thường được tập trung ở cổ răng, là nơi tiếp giáp giữa răng và lợi, hoặc ở kẽ răng, là những nơi mà bàn chải không “với tới”. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn thì chúng sẽ kích thích, gây viêm lợi. Lợi sẽ trở nên sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Có thể coi chảy máu lợi (hay còn gọi là chảy máu chân răng) là dấu hiệu đầu tiên thông báo rằng lợi của bạn có vấn đề.

Khi mảng bám còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng (Dental calculus, tatar) là gì?
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.
Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để tồn tại lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng.

Cao răng c ó hai loại là Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh

1 cao răng thường. 2 cao răng huyết thanh
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. sóng siêu âm tần số 25kHz cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt

Đánh bóng có tác dụng gì?
Những người có hút thuốc lá và có hiện tượng răng xỉn đi là do lớp cao răng mỏng bám xung quanh thân răng bị khói thuốc ám vào. Lâu ngày biến thành màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Đánh bóng bề mặt lấy đi lớp cao răng này và hơn nữa làm nhẵn bóng bề mặt răng. Bề mặt răng nhẵn bóng làm chậm quá trình lắng đọng thức ăn và vi khuẩn vì thế làm trì hoãn quá trình hình thành cao răng.

Ý nghĩa và cách dùng chỉ tơ nha khoa
Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Số chất bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi.

Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao nhất.

Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Chú ý đặc biệt ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.
Chải răng đúng cách

(từ khóa: lay cao rang, lấy cao răng, lay cao rang co dau khong, lấy cao răng có đau không? lay cao rang co hai gi khong, lấy cao răng cso hại gì không? phòng khám lấy cao răng tốt nhất, phòng khám lay cao rang tot nhat, lay cao rang o ha noi, lấy cao răng ở hà nội, lay cao rang o dau tot nhat, lấy cao răng ở đau tốt nhất…)