Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Trung Quốc e ngại sức mạnh của Ấn Độ

Trung Quốc e ngại sức mạnh của Ấn Độ

E ngại sức mạnh của hải quân Ấn Độ và chính sách của nước này ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang muốn thiết lập các căn cứ ở những nước như Sri Lanka và Seychelles. Đây là nhận định vừa được một chuyên gia về kiểm soát vũ khí của Mỹ đưa ra.


Trung Quốc e ngại sức mạnh của Ấn Độ


Tàu chiến Ấn Độ


Tiến sĩ Lora Saalman là một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Chính sách Hạt nhân của Tổ chức Carnegie Endowment và đang làm việc tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở thủ đô Bắc Kinh. Nghiên cứu của bà Saalman tập trung vào các chính sách kiểm soát vũ khí của Trung Quốc và mối quan hệ chiến lược Trung-Nga.


Trong một cuộc tiếp xúc với báo chí hồi đầu tuần này, Tiến sĩ Saalman cho biết, một số chuyên gia ở Trung Quốc cảm thấy rằng, Ấn Độ không chỉ ngang bằng Trung Quốc mà thậm chí còn vượt Trung Quốc về sức mạnh hải quân. Đề cập đến việc Hải quân Ấn Độ trong những năm gần đây tăng cường củng cố sức mạnh, bà Saalman cho biết, người Trung Quốc đang cảm thấy rằng, Ấn Độ có thể sử dụng chính sách của mình để kiểm soát Ấn Độ Dương. “Đó là điều xuất hiện trước hết và đầu tiên trong tâm trí họ”.


Cũng theo nữ tiến sĩ người Mỹ, Trung Quốc ngày càng chú ý hơn đến Ấn Độ và đang dõi theo xem Ấn Độ hướng đến đâu sau chương trình hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ của nước này.


Ngoài ra, Bắc Kinh còn xem mối quan hệ đối tác Mỹ-Ấn Độ là một chiến lược nhằm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Ấn Độ có thể trở thành một phần trong liên minh của Mỹ bao gồm cả Nhật Bản và Vùng lãnh thổ Đài Loan, bà Saalman nhận định.


Với những lo ngại như vậy, Trung Quốc rõ ràng đang tìm cách bao vây Ấn Độ từ mọi phía để kiềm chế sự phát triển của nước này. Điều đó được thể hiện qua việc Trung Quốc gần đây liên tục tìm cách ve vãn, tăng cường quan hệ với những nước ở khu vực sân sau của Ấn Độ như Maldives, Sri Lanka, Seychelles, Mauritius…


Trung Quốc lần đầu đưa ra chiến lược ở Ấn Độ Dương


Ấn Độ từ lâu cũng đã có sẵn mối quan ngại về việc Trung Quốc không chỉ muốn độc chiếm Biển Đông mà còn có ý định nhòm ngó cả sang Ấn Độ Dương. Niềm tin của New Delhi càng tăng lên sau khi Trung Quốc hôm qua (8/6) lần đầu tiên công bố chiến lược và kế hoạch nhằm bảo vệ lợi ích của họ ở Ấn Độ Dương trong cuốn “sách xanh” đầu tiên về khu vực.


Cuốn sách xanh của Trung Quốc kêu gọi nước này tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia ven biển ở khu vực Ấn Độ Dương nhưng nhấn mạnh lợi ích của Bắc Kinh được thúc đẩy bởi các mục tiêu thương mại chứ không phải là quân sự.


Tuy nhiên, sách xanh của Trung Quốc cảnh báo, Ấn Độ Dương sẽ trở thành “vùng biển của rắc rối và xung đột” nếu các nước như Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc không hợp tác với nhau theo một cách có tính xây dựng bởi lợi ích của các nước ở đây bắt đầu chồng lấp lên nhau.


Trong một đánh giá thành thật về vai trò của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, cuốn sách xanh cho rằng, Bắc Kinh đang tụt lùi sau New Delhi và Washington trong việc bảo đảm lợi ích ở đây. Cuốn sách dài 350 trang thừa nhận, Trung Quốc “không có chiến lược Ấn Độ Dương” trong khi Ấn Độ đã đưa ra chính sách “Hướng Đông” và Mỹ công bố chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á.


Cuốn sách xanh kêu gọi Trung Quốc tích cực hơn, chủ động hơn trong việc bảo đảm lợi ích kinh tế trong khu vực. “Nếu Trung Quốc không thể có ảnh hưởng tích cực đối với các cường quốc trong khu vực và đối với các nước ven biển Ấn Độ Dương thì tình hình tương lai sẽ nghiêm trọng hơn và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hòa bình của Trung Quốc theo hướng tiêu cực”, cuốn sách viết.


Trung Quốc cho rằng họ phải đối mặt với thách thức lớn ở Ấn Độ Dương bởi khái niệm nước này là mối đe dọa đối với khu vực.


Theo cuốn sách xanh, Ấn Độ Dương sẽ ngày càng thu hút nhiều sự chú ý bởi vị trí chiến lược và giá trị kinh tế cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối diện với thách thức lớn trong chiến lược Ấn Độ Dương bởi thuyết “mối đe dọa Trung Quốc” và cái gọi là “chiến lược chuỗi ngọc trai”.


“Chuỗi Ngọc trai” (String of Pearls) là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải – quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên ”Tương lai của năng lượng ở Châu Á” được Mỹ đưa ra 2005. “Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ Đảo Hải Nam (có người cho rằng từ Hồng Kông) xuyên Biển Đông, qua eo biển Malacca, ngang Ấn Độ Dương…đến tận Châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….


Qua chiến lược “Chuỗi Ngọc trai”, người ta thấy rõ được tham vọng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này. Nhiều người Ấn Độ tin rằng, chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc đặt Ấn Độ vào thế bất lợi quân sự bởi chiến lược này chẳng khác gì việc tạo một vòng vây xung quanh Ấn Độ. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận điều này.


Theo cuốn sách xanh, để giải quyết những nghi ngờ và quan ngại về Trung Quốc, các nước nên đối thoại “thẳng thắn”.


“Chúng ta đang đi qua một giai đoạn rất quan trọng trong quan hệ quốc tế và sự thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến là chưa từng có. Sự thay đổi đó tạo ra sự e ngại, nghi ngờ và thậm chí là lo sợ. Với những người nói rằng việc Ấn Độ ‘hướng đông’ và Trung Quốc ‘hướng tây’ sẽ dẫn đến sự đối đầu, chúng tôi có một quan điểm khác. Chúng ta nhìn vào điểm hội tụ. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào sự khác biệt thì kết quả cuối cùng sẽ là sự nghi ngờ, cạnh tranh và đối đầu tăng lên. Ở Ấn Độ, các bạn cần hòa bình và sự phát triển thì ở Trung Quốc và khu vực cũng vậy. Theo tôi hiểu, khu vực chúng ta đang đứng trước một cơ hội chưa từng có để phát triển. Lời khuyên của tôi là nếu ở Ấn Độ, các bạn có hoài nghi gì về Trung Quốc, chúng ta cần phải đối thoại thẳng thắn với nhau”, Đại sứ Wu Jianmin – một cố vấn của dự án cuốn sách xanh và từng là đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, đã nói như vậy.


Bắc Kinh gần đây được cho là đang tìm cách “ve vãn” Ấn Độ để tránh tình trạng phải đối đầu với quá nhiều nước trong khu vực vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.


​Theo vietbao





Xem chi tiết: /xa-hoi/the-gioi/2013/06/trung-quoc-e-ngai-suc-manh-cua-an-do/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NIỀNG RĂNG ĐẸP

Điều trị tủy răng Mảng bám răng (Dental plaque) hay còn gọi là bựa răng là một lớp màng quánh dính, không màu, bám trên bề mặt răng. Thành phần của nó bao gồm các loại vi khuẩn (sống và chết), protein của nước bọt, thức ăn thừa, đường (từ thức ăn). Hình thành khoảng 24h sau khi ăn …Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng, bất kể thành phần thức ăn của bạn trong ngày, tuy nhiên khi lượng đường pha chế trong thức ăn tăng thì tốc độ sinh ra mảng bám cũng tăng lên. Đó là vì vi khuẩn, cũng giống như con người, cần có thức ăn để tồn tại và đường chính là thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng.

Hình tổng quát và Mảng bám răng nhìn dưới kính hiển vi điện tử
Vi khuẩn tiêu hoá đường và thải ra acid. Chính lượng acid này là nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, bởi vì nó làm tiêu huỷ cấu trúc tinh thể can-xi của men răng và ngà răng, dần dần tạo ra lỗ sâu.

Vì khuẩn còn sử dụng trực tiếp các phân tử đường (Dextran) để liên kết với nhau trong mảng bám, từ đó phát triển dần kích thước của mảng bám. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1 mg mảng bám (bằng kích thước một đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Mảng bám răng thường được tập trung ở cổ răng, là nơi tiếp giáp giữa răng và lợi, hoặc ở kẽ răng, là những nơi mà bàn chải không “với tới”. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn thì chúng sẽ kích thích, gây viêm lợi. Lợi sẽ trở nên sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Có thể coi chảy máu lợi (hay còn gọi là chảy máu chân răng) là dấu hiệu đầu tiên thông báo rằng lợi của bạn có vấn đề.

Khi mảng bám còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng (Dental calculus, tatar) là gì?
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.
Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để tồn tại lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng.

Cao răng c ó hai loại là Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh

1 cao răng thường. 2 cao răng huyết thanh
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. sóng siêu âm tần số 25kHz cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt

Đánh bóng có tác dụng gì?
Những người có hút thuốc lá và có hiện tượng răng xỉn đi là do lớp cao răng mỏng bám xung quanh thân răng bị khói thuốc ám vào. Lâu ngày biến thành màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Đánh bóng bề mặt lấy đi lớp cao răng này và hơn nữa làm nhẵn bóng bề mặt răng. Bề mặt răng nhẵn bóng làm chậm quá trình lắng đọng thức ăn và vi khuẩn vì thế làm trì hoãn quá trình hình thành cao răng.

Ý nghĩa và cách dùng chỉ tơ nha khoa
Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Số chất bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi.

Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao nhất.

Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Chú ý đặc biệt ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.
Chải răng đúng cách

(từ khóa: lay cao rang, lấy cao răng, lay cao rang co dau khong, lấy cao răng có đau không? lay cao rang co hai gi khong, lấy cao răng cso hại gì không? phòng khám lấy cao răng tốt nhất, phòng khám lay cao rang tot nhat, lay cao rang o ha noi, lấy cao răng ở hà nội, lay cao rang o dau tot nhat, lấy cao răng ở đau tốt nhất…)