Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Giòn giòn gỏi bí non

Giòn giòn gỏi bí non

Bí non làm gỏi phải là thứ quả "bỏ đi", bị sâu, nám cuống, sượng hoàn toàn.




Mùa bí đỏ thường vào tháng giêng. Đó là khi nhìn ra trảng cát sau nhà, thấy màu xanh của bí phủ bạt ngàn trên những ụ cát nối tiếp nhau, nổi bật lên trên đó là những bông hoa vàng vàng nghệ vươn thẳng, thoáng lấp ló mấy quả bí non xanh đậm, bóng lưỡng nằm xoãi.

Bí đỏ dễ trồng, chỉ chừng hơn tháng, tháng rưỡi sau khi ươm dây là có thể bắt đầu thu hoạch ngọn non. Những ngày này, dễ dàng bắt gặp những rổ bông bí vàng mượt hấp dẫn và những chồi ngọn non ướt rượt sương theo chân người nông dân ra chợ.

Chỉ mới thoáng nhìn thôi, miệng lưỡi đã thấy thòm thèm đủ thứ món ngon từ loại nguyên liệu dân dã này: Bông bí, ngọn bí luộc chấm mắm cái cá cơm ăn vừa hao cơm vừa mát ruột; ngọn bí xào tỏi vừa đậm vừa thơm làm món "đưa cay" đơn giản mà thú vị. Cầu kì hơn nữa thì lấy bông bí nhồi thịt hấp cách thủy, ngọn bí luộc vắt ráo nước để phối với tôm đất và thịt ba chỉ thành món gỏi hạng sang.

Tháng giêng hay sa mưa bất chợt cho ta thêm một món ngon nữa từ bí: Gỏi bí non. Đây là loại nguyên liệu khá "kì cục", bởi cứ chọn theo nguyên tắc "da láng, không bị sâu đục, hư thối" như những loại thực phẩm khác là… thua. Bí non ăn được phải là thứ quả "bỏ đi", bị sâu, bị nám cuống, bị ảnh hưởng thời tiết không thể lớn nữa. Phải là như thế, bí non mới sượng, giòn, khi luộc, xào, nấu canh hay chế biến món gì không bị mềm oặt, rã mịn ra như bí "xịn".


Giòn giòn gỏi bí non


Lát bí vàng ươm, nhai vào cảm giác ngay được cái giòn sừn sựt và vị ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi.


Phàm đã là thứ nguyên liệu dân dã thì chế biến chỉ có cách làm thiệt đơn giản như ông bà mình trước nay vẫn làm, vẫn nấu, cầu kì quá lại hóa ra "lai" hương vị, mất ngon!

Bí non hái về rửa sạch xong mới đem gọt vỏ, xắt lát mỏng vừa ăn đem luộc vừa chín tới với chút muối hầm (cũng có người cầu kì, không muốn mấy chục giây lát bí bị dằm trong nước sôi bị ra hết chất ngọt thì đem hấp hơi nước). Vớt ra rổ, dùng đũa xới nhẹ cho bí nhanh nguội hoặc thả vào vài cục nước đá cho bí giòn.

Trong lúc ấy, người nội trợ nhanh tay chà vỏ dăm củ nén, lột thêm mấy tép tỏi rồi giã dập. Cho vào chảo nóng vài muỗng dầu phộng, chờ cho dầu vừa chín thì cho tỏi nén vào phi. Nhớ cái lúc mùi thơm quyến rũ ấy bay lên phưng phức thì lẹ tay bắc xuống, bởi để quá lửa tí xíu là nén đã bị cháy khét rồi.

Bí nguội đem vắt thật ráo nước, sau đó đánh tơi và trộn với dầu phụng đã khử nén thơm lừng kia, nêm vào vài muỗng nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Cuối cùng là cho ra đĩa, rắc đậu phộng giã dập và rau thơm xắt nhỏ lên trên là có thể thưởng thức.

Lát bí vàng ươm, nhai vào cảm giác ngay được cái giòn sừn sựt và vị ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi. Hòa quyện vào đó còn có cái beo béo của dầu phụng, bùi bùi của đậu phộng rang và the the của rau thơm, tỏi ớt.

Những khi có khách khứa hay muốn bữa ăn "xôm tụ" hơn, các bà, các cô thường gia giảm thêm ít tôm đất hay thịt ba chỉ. Nhưng thiệt ra, cái vị giòn ngọt mộc mạc dễ chịu kia nếu "ở" một mình thì lại hay hơn nhiều lần, bởi cái lưỡi không bị chất béo của thịt, vị ngọt của tôm "dỗ" mà dành tất cả sự chờ đợi vào miếng ngon dân dã kia.

Mùa bí mới bắt đầu ngoài kia thôi, các bà, các cô chớ chần chừ để lỡ rồi tiếc nuối. Bởi bông bí, ngọn bí, bí non chỉ ngon thực sự trong tháng giêng này, khi nó hội tụ đủ cái thơm, cái mát, cái dịu của đất trời đương xuân, chứ một hai tháng nữa chớm hè nắng gắt thì món ngon đã phai đi ít nhiều. Rau sạch ít phải lo thuốc trừ sâu, kích thích, lại đương đúng vụ cũng là một lý do để những món ngon từ bí góp mặt nhiều hơn trong những bữa cơm gia đình xứ Quảng tháng giêng này.


Theo 24h







Xem chi tiết: /an-choi/am-thuc/2013/03/gion-gion-goi-bi-non/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NIỀNG RĂNG ĐẸP

Điều trị tủy răng Mảng bám răng (Dental plaque) hay còn gọi là bựa răng là một lớp màng quánh dính, không màu, bám trên bề mặt răng. Thành phần của nó bao gồm các loại vi khuẩn (sống và chết), protein của nước bọt, thức ăn thừa, đường (từ thức ăn). Hình thành khoảng 24h sau khi ăn …Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng, bất kể thành phần thức ăn của bạn trong ngày, tuy nhiên khi lượng đường pha chế trong thức ăn tăng thì tốc độ sinh ra mảng bám cũng tăng lên. Đó là vì vi khuẩn, cũng giống như con người, cần có thức ăn để tồn tại và đường chính là thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng.

Hình tổng quát và Mảng bám răng nhìn dưới kính hiển vi điện tử
Vi khuẩn tiêu hoá đường và thải ra acid. Chính lượng acid này là nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, bởi vì nó làm tiêu huỷ cấu trúc tinh thể can-xi của men răng và ngà răng, dần dần tạo ra lỗ sâu.

Vì khuẩn còn sử dụng trực tiếp các phân tử đường (Dextran) để liên kết với nhau trong mảng bám, từ đó phát triển dần kích thước của mảng bám. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1 mg mảng bám (bằng kích thước một đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Mảng bám răng thường được tập trung ở cổ răng, là nơi tiếp giáp giữa răng và lợi, hoặc ở kẽ răng, là những nơi mà bàn chải không “với tới”. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn thì chúng sẽ kích thích, gây viêm lợi. Lợi sẽ trở nên sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Có thể coi chảy máu lợi (hay còn gọi là chảy máu chân răng) là dấu hiệu đầu tiên thông báo rằng lợi của bạn có vấn đề.

Khi mảng bám còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng (Dental calculus, tatar) là gì?
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.
Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để tồn tại lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng.

Cao răng c ó hai loại là Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh

1 cao răng thường. 2 cao răng huyết thanh
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. sóng siêu âm tần số 25kHz cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt

Đánh bóng có tác dụng gì?
Những người có hút thuốc lá và có hiện tượng răng xỉn đi là do lớp cao răng mỏng bám xung quanh thân răng bị khói thuốc ám vào. Lâu ngày biến thành màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Đánh bóng bề mặt lấy đi lớp cao răng này và hơn nữa làm nhẵn bóng bề mặt răng. Bề mặt răng nhẵn bóng làm chậm quá trình lắng đọng thức ăn và vi khuẩn vì thế làm trì hoãn quá trình hình thành cao răng.

Ý nghĩa và cách dùng chỉ tơ nha khoa
Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Số chất bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi.

Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao nhất.

Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Chú ý đặc biệt ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.
Chải răng đúng cách

(từ khóa: lay cao rang, lấy cao răng, lay cao rang co dau khong, lấy cao răng có đau không? lay cao rang co hai gi khong, lấy cao răng cso hại gì không? phòng khám lấy cao răng tốt nhất, phòng khám lay cao rang tot nhat, lay cao rang o ha noi, lấy cao răng ở hà nội, lay cao rang o dau tot nhat, lấy cao răng ở đau tốt nhất…)