Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Triết lý của sự… đỡ đẻ

Triết lý của sự… đỡ đẻ

Quá sốt ruột với chuyện trẻ sơ sinh từ tuyến huyện đến tuyến T.Ư liên tục chết trong thời gian qua, tôi tìm đến GS-TS Cao Ngọc Thành – Hiệu trưởng, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y – Dược Huế, chuyên gia về sản khoa hàng đầu ở miền Trung – để… hỏi cho ra lẽ.





Hỏi miết, rồi cũng đến lúc những tò mò nghề nghiệp bao năm nay của tôi về một bác sĩ sản khoa là nam lại được ông giải đáp tường tận. Hoá ra việc “đẻ đái” lại có rất nhiều chuyện thú vị, thậm chí cả triết lý như cách gọi của GS Thành: Triết lý của sự… đỡ đẻ!


Một cảm giác rất tuyệt vời


Sau một vài lần gặp gỡ, trò chuyện, rồi nhìn GS Cao Ngọc Thành thăm khám, chữa trị cho người thân và bệnh nhân của ông ở bệnh viện, tôi tự hỏi: Người đàn ông này có biết cáu gắt hay nổi giận không? Lúc đó gương mặt ông sẽ như thế nào? Là bởi lúc nào, với ai, dù thân quen hay lần đầu thấy mặt, lúc nào ông cũng chào họ với nụ cười thân thiện, ấm lòng, mang nhiều niềm hy vọng.


Vinh – sinh viên năm cuối của Đại học Y – Dược Huế – tự hào nói thầy mình có “nụ cười Bồ tát”. Chị Xuân – một bệnh nhân đang điều trị tại khoa Sản – “ngày nào cũng mong bác Thành ghé thăm bệnh”. Bởi chỉ cần thấy bác Thành cười, nghe bác hỏi mấy câu là em thấy như bệnh… sắp khỏi”.


Đặc biệt, ông luôn hỏi han, trò chuyện, dặn dò người bệnh bằng giọng nhẹ nhàng và ân cần đến mức nếu gặp lần đầu, ai đa nghi lại nghĩ là ông này đang diễn. Thắc mắc thì ông cười: “Nhẹ nhàng, ân cần và nụ cười luôn thường trực trên môi là những ví dụ, là hiện thân về y đức của người thầy thuốc. Cái đó phải xuất phát từ tâm, làm sao mà diễn được?”.


Năm 1976, ông tốt nghiệp Quốc học Huế và chọn thi vào Viện Đại học Y Huế (nay là Đại học Y – Dược). “Ngày ấy không có nhiều lựa chọn như bây giờ và cũng không có ai định hướng nghề nghiệp, nên việc tôi thi vào y khoa giống như là một duyên phận”. Và duyên phận cũng là cách ông lý giải khi chọn chuyên khoa ngoại sản khi học năm thứ 5 đại học và sau này là ngoại sản khi ra trường.


Nhưng ông bảo, nếu cho chọn lại lần nữa thì kết quả vẫn là sản khoa, bởi “ngay từ những năm tháng làm sinh viên nội trú, tôi đã có cảm xúc rất đặc biệt đối với ngành này”. Ông nhấn mạnh: “Đỡ đẻ có một cảm giác rất tuyệt vời. Theo dõi một ca đỡ đẻ từ khi bắt đầu cho tới kết thúc có khi mất cả một ngày đêm. Không chỉ bệnh nhân và người thân, mà ngay cả bác sĩ cũng có cảm giác chờ đợi hồi hộp”. Ngôn từ và sự say sưa của ông lúc này như đang giảng bài cho sinh viên: “Các bạn không biết được cảm giác tự tay mình mang đến một thành viên mới rất thánh thiện cho xã hội, mang đến niềm hạnh phúc tột độ cho những ông bố, bà mẹ… nó hạnh phúc như thế nào đâu…”.


Triết lý của sự… đỡ đẻ


GS Cao Ngọc Thành và các cháu bé mới chào đời. Ảnh: H.V.M


Khoa Sản Bệnh viện Đại học Y – Dược Huế lúc 9h đêm. Khoa Sản nằm ở tầng 2, nhưng vào tới sân đã nghe tiếng sản phụ gào thét từng cơn vọng xuống. Dọc hành lang, mấy chục sản phụ chờ sinh người ôm bụng, kẻ chống hông lết từng bước tới lui, mặt mũi nhăn nhó. Trong phòng sinh, sản phụ mà tôi nghe giọng hồi nãy bây giờ không còn đơn thuần gào thét nữa mà chuyển sang… chửi bới chồng với tất cả ngôn từ xấu xa nhất có thể! Tôi há hốc mồm, không tin nổi đó là lời phát ra từ miệng của một phụ nữ, một người vợ.


GS Thành cười: “Đó là chuyện thường ngày ở bệnh viện. Trên đời này chẳng có cơn đau nào lớn hơn cơn đau sinh nở. Người ta ví đau như cắt da thịt, nhưng chỉ lát nữa thôi, khi bác sĩ dùng kéo để cắt vào tầng sinh môn của sản phụ khi họ chuẩn bị sinh và chắc chắn rằng, sản phụ kia sẽ không một chút phản ứng. Nói vậy để hình dung cơn đau đẻ nó ghê gớm như thế nào…”.


Trong phòng sinh bỗng nhiên lặng im, rồi chợt nghe tiếng oe oe của trẻ mới chào đời. “Xong rồi” – chị hộ lý ló mặt báo với người nhà. “Giờ phút này, trên môi bà mẹ nào cũng đang nở một nụ cười rạng ngời như thể trước đó chưa bao giờ đau đớn. Sau tận cùng đau khổ là hạnh phúc. Đây là triết lý mà tôi rút ra được sau một vài ca đỡ đẻ từ ngày mới vào nghề” – ông nói.


Và những chuyện trớ trêu giờ mới kể


Nhưng chẳng lẽ công việc của một bác sĩ sản khoa quanh năm chỉ toàn niềm vui và hạnh phúc? Ông cười, lắc đầu bảo “đầy chuyện trời ơi đất hỡi, có khi nói ra mọi người lại không tin”. Rồi ông ví dụ một vài chuyện, bắt đầu là việc thăm khám: “Có những lần khám và phẫu thuật cho bệnh nhân về mấy ngày liền tôi không ăn được cơm. Ra đường nhìn ai cũng đẹp đẽ, thơm tho vậy thôi chứ vào BV, nhiều chị em bị viêm nhiễm, mắc những bệnh kinh khủng lắm…”.


Triết lý của sự… đỡ đẻ


GS Cao Ngọc Thành: Với sản phụ, sau tận cùng đau khổ sẽ là hạnh phúc vô bờ. Ảnh: H.V.M


Tiếp đến là chuyện đẻ. Ông nói bây giờ toàn mổ chứ trước đây, thai ngôi ngược (thai nằm ngược, chân ra trước thay vì đầu) toàn phải sinh và thường đây là ca khó và có nhiều chuyện trời ơi nhất. “Thường đẻ ngôi ngược, bác sĩ phải dùng gạc giữ ối chờ cổ tử cung mở ra để sinh. Trong quá trình đó, tử cung của thai phụ liên tục go (co thắt) và có nhiều lần do go mạnh quá, nước ối bắn ra và cả người tôi gần như… tắm”.


Bây giờ, trẻ sinh ra bị ngạt mũi, chậm khóc thì đã có máy thông miệng chứ ngày trước chưa có máy, bác sĩ toàn phải dùng miệng của mình để hút: “Thường phụ nữ trước khi sinh đã được thụt tháo sạch sẽ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, vì lý do nào đó mà họ không được thụt tháo kỹ, nên khi dùng miệng mình để hút thông miệng trẻ, hút xong quẹt tay lên môi mình thấy dính cả… phân của sản phụ”.


Hôm tôi đem chuyện… rùng mình này kể với Vinh, em cười: “GS Thành thường lấy chuyện này để ví dụ khi dạy tụi em. Thầy nói không câu nệ, đó cũng là một trong những biểu hiện của y đức”.




GS-TS Cao Ngọc Thành – Hiệu trưởng, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y – Dược Huế, chuyên gia về sản khoa hàng đầu ở miền Trung – còn là một chuyên gia hàng đầu về điều trị vô sinh hiếm muộn bằng đường nội tiết (điều trị để thụ thai tự nhiên chứ không dùng phương pháp thụ tinh ống nghiệm). Ông là một trong những bác sĩ sản khoa đầu tiên ở Việt Nam làm luận án tiến sĩ trong nước về đề tài này vào năm 1985




Ngoài sản khoa, GS-TS Cao Ngọc Thành còn là một chuyên gia hàng đầu về điều trị vô sinh hiếm muộn bằng đường nội tiết (điều trị để thụ thai tự nhiên chứ không dùng phương pháp thụ tinh ống nghiệm). Ông là một trong những bác sĩ sản khoa đầu tiên ở Việt Nam làm luận án tiến sĩ trong nước về đề tài này vào năm 1985.


“Trong điều trị vô sinh, tôi vẫn thiên về con đường nội tiết. Tôi cho rằng, sự sống là một sự nối tiếp, nên sinh sản nó cũng có triết lý và quy luật của nó. Vì sao người phương Đông gọi là kinh nguyệt và dựa vào sự vận hành của mặt trăng để tính chu kỳ trứng rụng? Vì sao ở Việt Nam, tỉ lệ người dân tộc thiểu số đi khám chữa vô sinh rất ít so với người Kinh?… Đó là những câu hỏi rất hóc búa và lý thú, nhưng chưa có lời giải đáp toàn vẹn…”.


Ông nói, cũng như đỡ đẻ, điều trị vô sinh hiếm muộn cũng có rất nhiều điều thú vị. “Có bệnh nhân thử thai xong thấy hai vạch đỏ (thụ thai) đã bất chấp chung quanh, ôm chầm lấy tôi khóc nức nở như trẻ con. Cảm giác giúp cho một bệnh nhân hiếm muộn được thụ thai còn hạnh phúc và tuyệt vời hơn cả khi mình tự tay mang một đứa bé chào đời từ trong bụng mẹ”.


Trên hết, với ông, điều trị vô sinh không đơn thuần là câu chuyện y học, mà còn là vấn đề xã hội, đạo đức và pháp lý. “Khi điều trị vô sinh, có những điều bí mật mà người phụ nữ chỉ kể riêng cho tôi và không một ai khác được biết, kể cả chồng họ. Và tôi có nhiệm vụ phải giữ bí mật giúp họ. Đó là một thiên chức nghề nghiệp mà xã hội đã ban tặng cho tôi, nên tôi luôn răn mình phải biết nâng niu, trân trọng…”.


Trở lại với câu chuyện thời sự về y đức, kiểu như ở nhiều bệnh viện, tử cung của sản phụ đã… mở hết cỡ rồi nhưng bác sĩ vẫn chưa chịu cho sinh, vì người nhà chưa… đưa tiền mà tôi đã từng là nạn nhân hay nhan nhản những chuyện tương tự trên mặt báo. Ông thở dài, lặng đi một lát: “Ít nhất là những chuyện như vậy chưa xảy ra ở BV của tôi cho đến thời điểm này. Tuy nhiên tôi luôn hy vọng điều tốt luôn tồn tại và những chuyện đau lòng như vậy chỉ là nhất thời…”.


Hay chuyện thời gian gần đầy, trẻ sơ sinh tử vong từ tuyến huyện đến tuyến… T.Ư nhiều đến mức báo động. Theo ông, Việt Nam vẫn thuộc nhóm trên so với thế giới về sự chăm sóc tốt bà mẹ, trẻ em và tỉ lệ tử vong đến thời điểm này vẫn rất thấp so với cách đây nhiều năm. “Chỉ là bây giờ các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nên chúng ta có cảm giác là nhiều hơn thôi”. Tuy nhiên “có thể giảm tử vong và tai biến thấp hơn nữa nếu bác sĩ có tâm hơn, hệ thống chăm sóc của các tuyến, BV được tốt hơn…”.


Theo 24h







Xem chi tiết: /xa-hoi/doi-song/2013/02/triet-ly-cua-su-do-de/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NIỀNG RĂNG ĐẸP

Điều trị tủy răng Mảng bám răng (Dental plaque) hay còn gọi là bựa răng là một lớp màng quánh dính, không màu, bám trên bề mặt răng. Thành phần của nó bao gồm các loại vi khuẩn (sống và chết), protein của nước bọt, thức ăn thừa, đường (từ thức ăn). Hình thành khoảng 24h sau khi ăn …Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng, bất kể thành phần thức ăn của bạn trong ngày, tuy nhiên khi lượng đường pha chế trong thức ăn tăng thì tốc độ sinh ra mảng bám cũng tăng lên. Đó là vì vi khuẩn, cũng giống như con người, cần có thức ăn để tồn tại và đường chính là thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng.

Hình tổng quát và Mảng bám răng nhìn dưới kính hiển vi điện tử
Vi khuẩn tiêu hoá đường và thải ra acid. Chính lượng acid này là nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, bởi vì nó làm tiêu huỷ cấu trúc tinh thể can-xi của men răng và ngà răng, dần dần tạo ra lỗ sâu.

Vì khuẩn còn sử dụng trực tiếp các phân tử đường (Dextran) để liên kết với nhau trong mảng bám, từ đó phát triển dần kích thước của mảng bám. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1 mg mảng bám (bằng kích thước một đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Mảng bám răng thường được tập trung ở cổ răng, là nơi tiếp giáp giữa răng và lợi, hoặc ở kẽ răng, là những nơi mà bàn chải không “với tới”. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn thì chúng sẽ kích thích, gây viêm lợi. Lợi sẽ trở nên sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Có thể coi chảy máu lợi (hay còn gọi là chảy máu chân răng) là dấu hiệu đầu tiên thông báo rằng lợi của bạn có vấn đề.

Khi mảng bám còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng (Dental calculus, tatar) là gì?
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.
Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để tồn tại lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng.

Cao răng c ó hai loại là Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh

1 cao răng thường. 2 cao răng huyết thanh
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. sóng siêu âm tần số 25kHz cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt

Đánh bóng có tác dụng gì?
Những người có hút thuốc lá và có hiện tượng răng xỉn đi là do lớp cao răng mỏng bám xung quanh thân răng bị khói thuốc ám vào. Lâu ngày biến thành màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Đánh bóng bề mặt lấy đi lớp cao răng này và hơn nữa làm nhẵn bóng bề mặt răng. Bề mặt răng nhẵn bóng làm chậm quá trình lắng đọng thức ăn và vi khuẩn vì thế làm trì hoãn quá trình hình thành cao răng.

Ý nghĩa và cách dùng chỉ tơ nha khoa
Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Số chất bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi.

Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao nhất.

Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Chú ý đặc biệt ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.
Chải răng đúng cách

(từ khóa: lay cao rang, lấy cao răng, lay cao rang co dau khong, lấy cao răng có đau không? lay cao rang co hai gi khong, lấy cao răng cso hại gì không? phòng khám lấy cao răng tốt nhất, phòng khám lay cao rang tot nhat, lay cao rang o ha noi, lấy cao răng ở hà nội, lay cao rang o dau tot nhat, lấy cao răng ở đau tốt nhất…)