Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bánh khọt quyến rũ tuổi thơ

Bánh khọt quyến rũ tuổi thơ

Không hiểu sao bánh khọt lại có sức quyến rũ tuổi thơ tôi đến vậy.



Cho tới bây giờ tôi vẫn thầm hỏi, không biết sao bánh khọt lại có sức quyến rũ tuổi thơ tôi đến vậy. Đó là lúc tôi còn nhỏ, ở quê nhà, lâu lâu tôi thấy má tôi "lôi" cái khuôn bánh khọt ra chùi rửa cẩn thận.

Tôi biết má sẽ đổ bánh khọt trong chốc lát và tôi sẽ có dịp thỏa mãn cái dạ dày bé tẹo nhưng háu ăn của tôi. Khấp khởi mừng trong bụng, tôi xớ rớ bên má xem có giúp được gì không. Nhưng thực ra tôi chỉ giúp má trong việc "hoàn thành công đoạn cuối cùng" của những cái bánh khọt má làm!

Để hoàn thành bánh khọt, mỗi người trong nhà tôi đảm trách một việc. Chị dâu tôi nhanh tay lặt mớ rau thơm. Còn anh trai tôi thì ngồi trên cái bàn nạo dừa, thoăn thoắt tay đưa khiến những "đám mây" trắng xóa như bọt biển từ nửa trái dừa rám đang bị bàn nạo dừa ăn rột rột trào rơi xuống cái thau nhôm bên dưới.

Riêng má tôi thì lấy mớ bột gạo bà "thủ sẵn" trong thùng thiếc từ bấy lâu cho vào chiếc thau nhôm. Má tôi hòa nước nghệ với nước cốt dừa, đậu xanh nguyên vỏ nấu nhừ, muối, đường, bột ngọt, hột gà đánh nhuyễn cùng mớ hành lá xắt nhỏ, một ít tiêu bột, nêm vừa ăn, trộn đều.

Công việc chị Hai tôi nhẹ nhàng hơn là cắt râu những con tép mòng (tép sen), rửa sạch làm nhân bánh.


Bánh khọt quyến rũ tuổi thơ


Những chiếc bánh màu vàng nghệ, lấm tấm điểm màu xanh những chiếc lá hẹ bằm nhỏ cùng mớ hành lá xắt nhỏ, với hơi nóng tỏa ra, như gọi mời


Tất cả đâu vào đấy, lúc nào cũng vậy, má tôi là người "cầm chịch" trong việc đổ bánh. Bà bắc khuôn bánh bằng đất đặt lên bếp lửa. Lửa cháy phừng phừng, trong chốc lát khuôn bánh ướt nước khô rang, phơi màu đỏ đất nung. Má tôi bớt lửa, tay cầm que tre một đầu quấn lớp vải sạch nhúng vào âu mỡ, thoa đều vào những cái ô nhỏ xinh trong khuôn bánh.

Rồi má khoắng bột trong thau nhôm cho thật đều, múc từng vá bột trút đầy vào các ô trong khuôn bánh trước khi rắc mấy con tép mòng lên. Cuối cùng, má tôi đậy những chiếc nắp vung nhỏ xinh lên các ô đã đổ đầy bột.

Chưa kịp ngơi tay, má tôi giở những chiếc nắp vung ra, tay cầm que tre một đầu chuốt mỏng thấm đẫm mỡ nạy quanh từng chiếc bánh, nhẹ nhàng đưa chúng đặt lên dĩa. Những chiếc bánh màu vàng nghệ, lấm tấm điểm màu xanh những chiếc lá hẹ bằm nhỏ cùng mớ hành lá xắt nhỏ, với hơi nóng tỏa ra, như gọi mời.

Càng hấp dẫn hơn là dĩa rau thơm xanh mướt nằm cạnh chén nước mắm giấm tỏi ớt quyến rũ với cái màu vàng đỏ trắng của những sợi cà rốt, củ cải trắng. Má chưa kịp kêu, tôi đã nhanh tay bóc mớ rau xanh sắp đều trong lòng bàn tay, tay kia cầm đũa "nhón" một cái bánh nhúng vào chén nước mắm, đặt vào, gói gọn trước khi cho vào miệng, cắn nhai một cách thích thú.

Không thích thú sao được khi từ trong cuốn bánh ấy tỏa đầy vòm họng tôi mùi thơm của rau xanh, vị ngọt béo của tinh bột, của nước cốt dừa, của những hột đậu xanh mềm mụp trong răng, của con tép mòng mặn mà hương vị sông nước miền Tây. Chỉ có vậy mà tôi "lùa" hết chiếc bánh này tới chiếc bánh khác cho đến khi cái bụng no phình, má kêu thôi, vẫn còn thòm thèm, tiếc nuối.

Những cái bánh khọt được chế biến cầu kỳ và công phu ấy lúc nào cũng khiến tôi bồi hồi… nhưng nhớ, nhất là khi tôi lên tỉnh. Đi học xa, những dịp về nhà, má tôi biết ý, đều chịu khó đổ bánh cho tôi ăn. Ngày nay, bánh khọt không chỉ nằm "trong xó bếp" từng nhà như xưa, nó đã trở thành món ăn khá thông dụng, có mặt trên lề đường cho tới tận các nhà hàng. Cho nên, những khi thèm bánh, tôi thường ghé các nơi này, ăn một bụng no nê rồi khoan khoái ra về.


Theo 24h






Xem chi tiết: /an-choi/am-thuc/2013/04/banh-khot-quyen-ru-tuoi-tho/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NIỀNG RĂNG ĐẸP

Điều trị tủy răng Mảng bám răng (Dental plaque) hay còn gọi là bựa răng là một lớp màng quánh dính, không màu, bám trên bề mặt răng. Thành phần của nó bao gồm các loại vi khuẩn (sống và chết), protein của nước bọt, thức ăn thừa, đường (từ thức ăn). Hình thành khoảng 24h sau khi ăn …Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng, bất kể thành phần thức ăn của bạn trong ngày, tuy nhiên khi lượng đường pha chế trong thức ăn tăng thì tốc độ sinh ra mảng bám cũng tăng lên. Đó là vì vi khuẩn, cũng giống như con người, cần có thức ăn để tồn tại và đường chính là thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng.

Hình tổng quát và Mảng bám răng nhìn dưới kính hiển vi điện tử
Vi khuẩn tiêu hoá đường và thải ra acid. Chính lượng acid này là nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, bởi vì nó làm tiêu huỷ cấu trúc tinh thể can-xi của men răng và ngà răng, dần dần tạo ra lỗ sâu.

Vì khuẩn còn sử dụng trực tiếp các phân tử đường (Dextran) để liên kết với nhau trong mảng bám, từ đó phát triển dần kích thước của mảng bám. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1 mg mảng bám (bằng kích thước một đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Mảng bám răng thường được tập trung ở cổ răng, là nơi tiếp giáp giữa răng và lợi, hoặc ở kẽ răng, là những nơi mà bàn chải không “với tới”. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn thì chúng sẽ kích thích, gây viêm lợi. Lợi sẽ trở nên sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Có thể coi chảy máu lợi (hay còn gọi là chảy máu chân răng) là dấu hiệu đầu tiên thông báo rằng lợi của bạn có vấn đề.

Khi mảng bám còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng (Dental calculus, tatar) là gì?
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành.
Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để tồn tại lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng.

Cao răng c ó hai loại là Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh

1 cao răng thường. 2 cao răng huyết thanh
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. sóng siêu âm tần số 25kHz cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt

Đánh bóng có tác dụng gì?
Những người có hút thuốc lá và có hiện tượng răng xỉn đi là do lớp cao răng mỏng bám xung quanh thân răng bị khói thuốc ám vào. Lâu ngày biến thành màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ. Đánh bóng bề mặt lấy đi lớp cao răng này và hơn nữa làm nhẵn bóng bề mặt răng. Bề mặt răng nhẵn bóng làm chậm quá trình lắng đọng thức ăn và vi khuẩn vì thế làm trì hoãn quá trình hình thành cao răng.

Ý nghĩa và cách dùng chỉ tơ nha khoa
Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Số chất bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi.

Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao nhất.

Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút. Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho phía bên phải, một cho phía bên trái. Chú ý đặc biệt ở các mặt xa răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.
Chải răng đúng cách

(từ khóa: lay cao rang, lấy cao răng, lay cao rang co dau khong, lấy cao răng có đau không? lay cao rang co hai gi khong, lấy cao răng cso hại gì không? phòng khám lấy cao răng tốt nhất, phòng khám lay cao rang tot nhat, lay cao rang o ha noi, lấy cao răng ở hà nội, lay cao rang o dau tot nhat, lấy cao răng ở đau tốt nhất…)